“Siêu vi khuẩn” kháng thuốc nguy hiểm cho trẻ sơ sinh
Nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp cho thấy chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae, hệ quả của việc sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh tetracycline trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ 2, đang bùng nổ.
S. agalactiae là vi khuẩn phổ biến thường cư trú ở đường tiêu hóa hoặc đường tiết niệu - sinh dục. Từ 15 - 30% dân số mang mầm bệnh này nhưng đại đa số không mắc bệnh. Song vi khuẩn có thể đe dọa trẻ sơ sinh nếu bị lây nhiễm qua dịch cơ thể nhiễm khuẩn trong khi đẻ, cả đẻ thường và đẻ mổ.
Thuộc nhóm liên cầu nhóm B (GBS), nhiễm vi khuẩn này có thể dẫn đến viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng. Nghiên cứu mới đây đã giải mã bộ gen của 229 mẫu S. agalactiae từ năm 1950 đến nay, từ đó các nhà khoa học đã vẽ được cây “phả hệ” và sự tiến hóa của vi khuẩn.
Nghiên cứu cho thấy một chủng “siêu độc” có tên là CC17 đã bắt đầu xuất hiện vào đầu những năm 1960, cũng đi kèm với sự tăng vọt đáng ngại về số trường hợp GBS ở Mỹ và châu Âu, ảnh hưởng tới khoảng 1/3 số ca sinh. Việc sử dụng tetracycline từ những năm 1948 trở về sau đã khiến cho quần thể GBS đa dạng bị thay thế hoàn toàn bằng một vài chủng kháng tetracycline đặc biệt thích nghi tốt với vật chủ.
90% số S. galacticae tìm được trên các mẫu ở là chủng kháng thuốc này Philippe Glaser, nhà nghiên cứu chính thuộc Viện Pasteur, Pháp cho biết "Tác động của việc lạm dụng tetracycline bây giờ mới biểu hiện, mặc dù tetracycline không còn được sử dụng phổ biến nữa”.
Có thể phát hiện nguy cơ của GBS bằng cách sàng lọc mầm bệnh này ở phụ nữ có thai thông qua xét nghiệm mẫu phết dịch âm đạo và trực tràng. Các bác sĩ thường kê đơn những kháng sinh đường uống an toàn như penicillin hoặc cephalexin để tiêu diệt liên cầu trước khi sinh. Ở các nước phương Tây, hiện nay nhiễm GBS xảy ra ở khoảng 1/2000 ca sinh.
Cẩm Tú
Theo Chanelasia