31/05/2014 06:42

5 lỗi sai khi uống sữa đậu nành

 

Dưới đây là 5 lỗi thường gặp: 

 

Uống sữa đậu nành lúc sáng sớm sẽ hấp thụ được nhiều dinh dưỡng

 

Nếu uống sữa đậu nành khi bụng đói, protein trong đậu tương đa phần đều chuyển hóa thành nhiệt lượng trong trong cơ thể và được tiêu hao hết, dinh dưỡng sẽ giảm đi rất nhiều. Vì vậy nên uống sữa đậu nành kết hợp với các thực phẩm chất bột như bánh bao, bánh mỳ.

 

Ngoài ra uống xong sữa đậu nành nên ăn chút hoa quả, bởi vì trong sữa đậu nành có lượng chất sắt cao, kết hợp với hoa quả giúp cơ thể thúc đẩy hấp thụ chất sắt.

 

Cho 1 quả trứng vào sữa đậu nành đang nấu để thêm dinh dưỡng

 

Sữa đậu nành không thể nấu cùng với trứng gà, bởi vì lòng trắng trứng và protein trong đậu nành kết hợp lại sinh ra chất không dễ được cơ thể hấp thụ. 

 

Thích hợp với mọi người

 

Sữa đậu nành tính hàn, vì vậy uống quá nhiều sẽ gây buồn nôn, ợ hơi, đau bụng đi ngoài, chướng bụng và người hay đi tiểu nhiều ban đêm, người bị di tinh đều không nên uống sữa đậu nành.

 

Ngoài ra, hàm lượng purine trong sữa đậu nành cao, người bị bệnh Gout cũng không nên uống.

 

Tự nấu sữa đậu nành nhưng không biết khi nào sữa chín

 

Sữa đậu nành nấu chưa chín hẳn sẽ gây trúng độc, vì vậy trong đậu nành sống có các chất có hại như saponin, chất ức chế trypsin vv, nấu chưa chín hẳn lại được uống vào cơ thể không những gây khó khăn cho tiêu hóa mà còn còn các triệu chứng trúng độc như buồn nôn, nôn mửa và đau bụng đi ngoài.

 

Có thể giữ sữa đậu nành trong bình giữ ấm

 

Không nên dùng bình giữ ấm tích trữ sữa đậu nành. Sữa đậu nành ở trong bình giữ ấm sẽ tạo điều kiện sinh ra vi khuẩn, sữa đậu nành được xem như là chất dinh dưỡng để vi khuẩn phát triển. 3-4 tiếng sau sẽ làm cho sữa đậu nành biến chất, chua loét.

 

Thói quen ăn uống mạnh khỏe mới giúp chúng ta đảm bảo sức khỏe, quan niệm ăn uống chuẩn xác cũng là nguyên tố tăng thêm mạnh khỏe cho cơ thể. Trong cuộc sống thường ngày chú trọng và giữ gìn thói quen ăn uống là điều quan trọng nhất cho chúng ta.

 

Tóm lại, cho dù mục đích là giảm cân hay dưỡng sinh, tiêu chí mạnh khỏe mới là mục tiêu lớn nhất trong ăn uống của chúng ta.

 

Tùng Đan

Theo people

Xem thêm :đau bụng, hấp thụ, sữa đậu nành, hoa quả, vi khuẩn, thói quen ăn uống, gout, cơ thể, dinh dưỡng, 5 lỗi sai, Sữa đậu nành nấu chưa chín, đau bụng đi ngoài


Powered By WizardRSS.com | Full Text RSS Feed | Amazon Wordpress | rfid blocking wallet sleeves
Cùng bạn chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình!

Tags: Tám Cùng Chị Em dâu Sửa lỗi uống nành

Tin đọc nhiều nhất