23/07/2014 14:57

Vụ MH17: 6 câu "phản pháo" của Nga khiến Mỹ ngắc ngứ

Tuyên bố này của tình báo Mỹ trái ngược với các cáo buộc “chỉ mặt điểm tên” của chính phủ Ukraine, khi Kiev tuyên bố rằng chính các sĩ quan Nga đã nhấn nút phóng lên quả tên lửa định mệnh khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng tuyên bố rằng chính phe ly khai miền đông Ukraine đã phóng quả tên lửa Buk, và giàn tên lửa này đã được Nga cung cấp cho các chiến binh chống đối chính phủ Ukraine.

Vụ MH17: 6 câu "phản pháo" của Nga khiến Mỹ ngắc ngứ - 1

Nga tổ chức họp báo phản bác các cáo buộc của Mỹ và Ukraine

Tuy nhiên, mới đây, trong một cuộc họp báo được tổ chức ở Moscow, trung tướng Andrej Kartapolova, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga đã nêu ra 6 câu hỏi “phản công” về những cáo buộc trên của chính phủ Ukraine và Mỹ.

Câu hỏi 1: Tại sao MH17 lại thay đổi hướng bay

Bộ Quốc phòng Nga tung ra một bản đồ cho thấy MH17 đã bay theo một loạt mốc định vị tiêu chuẩn trên đường bay của mình: Bulig, Makak, Abola, Goned và Tamak. Tuy nhiên, khi bắt đầu vào vùng trời Donetsk, máy bay bỗng nhiên thay đổi hướng bay, rẽ lên phía bắc ngay sau khi vượt qua mốc Makak.

Tướng Kartapolova cho biết MH17 đã tìm cách quay trở lại hành lang bay đã định trước khi bị bắn hạ ở vị trí cách đường bay mà lẽ ra nó phải thực hiện vài km.

Vụ MH17: 6 câu "phản pháo" của Nga khiến Mỹ ngắc ngứ - 2

Mh17 đã chuyển hướng lên phía bắc vì một lý do nào đó

Ông này nói: “Lý do khiến máy bay chuyển hướng – do lỗi phi công hay do chỉ thị của kiểm lưu Ukraine ở Dnepropetrovsk – chỉ có thể được trả lời sau khi phân tích dữ liệu hộp đen.” Tuy nhiên ông này cũng cho rằng nhiều khả năng kiểm lưu Ukraine đã ra lệnh cho phi công chuyển hướng bay lên phía bắc.

Ông Nico Voorbach, Chủ tịch Hiệp hội Phi công châu Âu thì cho rằng MH17 chuyển hướng lên phía bắc để tránh một cơn bão, nhưng Nga thì cho rằng hành động chuyển hướng này của phi công không chỉ đơn giản như vậy.

Câu hỏi 2: Những bệ phóng tên lửa gần Donetsk

Theo dữ liệu vệ tinh của Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Ukraine đã bố trí 3 hoặc 4 giàn phóng tên lửa Buk-M1 ở gần thành phố Donetsk vào ngày MH17 bị bắn hạ.

Vụ MH17: 6 câu "phản pháo" của Nga khiến Mỹ ngắc ngứ - 3

Ảnh chụp vệ tinh 3 giàn tên lửa xuất hiện ở gần Donetsk (vòng tròn trắng)

Bức ảnh vệ tinh đầu tiên chụp hôm 14/7/2014 cho thấy một trạm radar ở gần thành phố Donetsk. Trung tướng Kartapolova nói rằng trong bức ảnh này còn có nhiều trang thiết bị quân sự khác và các trạm kỹ thuật.

Tuy nhiên trong bức ảnh thứ hai chụp ngày 17/7, một giàn phóng tên lửa đã không còn xuất hiện trên ảnh vệ tinh, và đây là ngày mà máy bay MH17 bị bắn hạ.

Vụ MH17: 6 câu "phản pháo" của Nga khiến Mỹ ngắc ngứ - 4

Bức ảnh chụp hôm 18/7 cho thấy một giàn tên lửa đã biến mất

Sau khi trưng ra một loạt ảnh vệ tinh khác cho thấy một giàn tên lửa ở đông Donetsk, tướng Kartapolova nói: “Câu hỏi chúng tôi đặt ra là tại sao giàn tên lửa này lại tình cờ có mặt ở gần khu vực do lực lượng ly khai kiểm soát chỉ một thời gian ngắn trước khi thảm kịch xảy ra. Ảnh vệ tinh chụp hôm 18/7 cho thấy giàn tên lửa trên đã không còn ở đó nữa.”

Câu hỏi 3: Hoạt động radar của quân đội Ukraine

Các quan chức quốc phòng Nga cho rằng hoạt động radar của quân đội Ukraine ở khu vực gần nơi MH17 bị bắn rơi đã tăng lên đáng kể trong những ngày trước khi thảm kịch diễn ra.

Tướng Kartapolova nói: “Ngày 17/7, hoạt động của các radar Kupol-M1 9S18, một thành phần trong hệ thống tên lửa Buk của quân đội Ukraine tăng lên đáng kể.”

Vụ MH17: 6 câu "phản pháo" của Nga khiến Mỹ ngắc ngứ - 5

Biểu đồ thể hiện hoạt động radar của Ukraine trong khu vực từ ngày 15/7 đến 20/7

Biểu đồ mà phía Nga đưa ra cho thấy hoạt động của các radar này tăng dần đều trước khi diễn ra thảm kịch. Hôm 15/7, có 7 trạm radar hoạt động, và nó tăng lên 8 trạm vào ngày 16/7. Đến ngày 17/7, tổng số trạm radar hoạt động là 9, nhưng đến ngày 18/7, chỉ còn 2 hoặc 3 trạm hoạt động mỗi ngày.

“Lý do ở đây là gì?” ông Kartapolova hỏi. “Chúng tôi vẫn chưa thể hiểu được.”

Câu hỏi 4: Chiến đấu cơ của Ukraine

Trong thời điểm MH17 bị bắn hạ, có 2 máy bay dân sự khác cũng hoạt động trong khu vực, một máy bay từ Copenhagen tới Singapore, và một máy bay từ Paris tới Đài Bắc.

Theo phía Nga, ngoài ra còn có một chiến đấu cơ Su-25 của không quân Ukraine đã bay gần khu vực hoạt động của MH17. Mặc dù trần bay của Su-25 là 7000 mét (hoặc 5000 mét nếu chở thêm vũ khí), nó có thể vọt lên độ cao 10.000 mét trong thời gian ngắn và dễ dàng phóng tên lửa trúng mục tiêu ở cách xa 5 km.

Vụ MH17: 6 câu "phản pháo" của Nga khiến Mỹ ngắc ngứ - 6

Nga cho rằng chiến đấu cơ Su-25 của Ukraine (vòng tròn đỏ) xuất hiện gần MH17

Câu hỏi mà phía Nga đặt ra là: “Một chiến đấu cơ bay trên khu vực hoạt động của máy bay dân sự gần như cùng thời điểm và cùng độ cao vì mục đích gì? Các quan chức Ukraine tuyên bố rằng họ không có máy bay chiến đấu nào hoạt động trong khu vực, nhưng các bạn thấy đấy, điều đó không đúng.”

Tuy nhiên, Nga không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào chứng tỏ sự hiện diện của chiến đấu cơ Ukraine trong khu vực này khi MH17 bị bắn hạ. Chính phủ Ukraine cũng khẳng định rằng toàn bộ chiến đấu cơ của họ đều nằm trên mặt đất khi thảm kịch xảy ra, và nếu máy bay của họ cất cánh, các vệ tinh và trạm radar trong khu vực sẽ phát hiện được.

Câu hỏi 5: Đoạn video về hệ thống tên lửa Buk

Sau khi MH17 bị bắn hạ, cơ quan an ninh Ukraine công bố một đoạn video mà họ cho là quay cảnh một giàn Buk thiếu một quả tên lửa đang được xe tải hối hả chở qua một thị trấn miền đông Ukraine.

Đoạn video này đã được tình báo Mỹ và nhiều cơ quan báo chí quốc tế coi là bằng chứng chứng tỏ tên lửa bắn hạ MH17 đã được kéo về bên kia biên giới nước Nga.

Đoạn video được cho là quay cảnh tên lửa Buk được kéo về biên giới Nga

Tuy nhiên, ông Kartopolov cho rằng đây chỉ là thông tin bịa đặt. Ông nói: “Đoạn video trên được quay ở thị trấn Krasnoarmeysk, được thể hiện bằng tấm biển quảng cáo xe ở bên đường, trên đó ghi địa chỉ đại lý xe hơi ở 34 đường Dnepropetrovsk. Thị trấn Krasnoarmeysk đã thuộc quyền kiểm soát của quân đội Ukraine từ hôm 11/5.”

Câu hỏi 6: Hình ảnh vệ tinh của Mỹ

Các quan chức Mỹ tuyên bố rằng họ có những bức ảnh vệ tinh chứng tỏ MH17 đã bị một tên lửa phóng lên từ một địa điểm cụ thể bắn hạ.

Vậy những hình ảnh đó đâu? Và có đúng là vệ tinh của Mỹ đã tình cờ bay ngang qua bầu trời Ukraine vào đúng thời điểm diễn ra thảm kịch hay không?

Tướng Kartopolov nói: “Nếu những người bạn Mỹ có hình ảnh vệ tinh, họ nên công bố để cộng đồng quốc tế có thể xem xét cụ thể.”

Vụ MH17: 6 câu "phản pháo" của Nga khiến Mỹ ngắc ngứ - 7

Ảnh vệ tinh hiện trường nơi MH17 bị bắn rơi

Trước đó, các nguồn tin tình báo nói rằng vệ tinh do thám của Mỹ đã bay qua khu vực trên, và nó đã phát hiện dấu vết nhiệt của một vụ phóng tên lửa.

Ông Riki Ellison, người sáng lập Liên minh Ủng hộ Phòng thủ Tên lửa ở Mỹ nói: “Vệ tinh Mỹ có thể biết chính xác tên lửa đó được phóng lên từ đâu, nhắm tới đâu và với vận tốc nào.” Tuy nhiên, vì đây là vệ tinh do thám nên nhiều khả năng Mỹ sẽ không công khai dữ liệu mà họ thu được.



Powered By WizardRSS.com | Full Text RSS Feed | Amazon Wordpress | rfid blocking wallet sleeves

Tags: của khiến Mỹ phản cầu vụ pháo ngữ ngạc Thời Sự MH17

Tin đọc nhiều nhất