31/10/2014 18:42

Đề xuất không đặt tên xấu cho con: Có đáng bàn?

Đề xuất không đặt tên xấu cho con: Có đáng bàn? - 1

Phát biểu về nội dung đăng ký khai sinh, đại biểu Nguyễn Thị Nhung (Khánh Hòa) cho rằng, cần có quy định về nguyên tắc đặt tên

Bình luận về đề xuất này, Thạc sỹ Nguyễn Thị Minh – giảng viên môn Hành chính học (HV Hành chính Quốc gia) cho rằng, ở góc độ nhân văn, đề xuất trên rất có ý nghĩa.

Theo bà Minh, tên nửa tây nửa ta, có nét độc đáo, nhưng bất tiện bởi nó không giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt cũng như bản sắc văn hóa dân tộc. Còn về mặt tâm lý, tên quá xấu sẽ ảnh hưởng lớn đến chủ nhân của nó. Nhiều khi người ta ngại giới thiệu tên của mình vì nó dễ gây ấn tượng xấu, thậm chí cảm giác không vui cho người đối diện.

“Nếu đặt tên con ngắn gọn thì khi viết đỡ phức tạp, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc hơn. Do vậy, phụ huynh khi đặt tên cho con không nên chạy theo xu thế độc, lạ”, bà Minh nhấn mạnh.

Cần quy định cụ thể

Đồng quan điểm với Thạc sỹ Nguyễn Thị Minh, một giảng viên khoa Tâm lý giáo dục, trường ĐH Sư phạm TP.HCM (xin được giấu tên) cũng cho rằng đó là đề xuất hay.

Đề xuất không đặt tên xấu cho con: Có đáng bàn? - 2

Vài cái tên lạ ở trường Tiểu học Sơn Mùa (Sơn Tây, Quảng Ngãi) - Ảnh: Võ Hoàng Uyên

Tuy nhiên, vị này nhận định không nhất thiết phải đưa vào luật. Hoặc nếu có đưa vào luật thì cũng không nên quá khắt khe mà phải quy định cụ thể đơn giản hóa thế nào, thế nào thì bị xem là phức tạp... để đảm bảo quyền riêng tư của người đặt tên, đồng thời đảm bảo được sự thuận lợi của cơ quan hành chính cũng như văn hóa chung của người Việt.

Theo giảng viên này, việc đặt tên con là tùy vào sở thích cá nhân, chỉ nên cấm đặt những cái tên gây khó khăn cho trẻ cũng như các cơ quan hành chính như tên quá xấu, quá kì cục hay quá dài…

Tên quá dài thì cơ quan hành chính không thể ghi đầy đủ trên giấy tờ tùy thân. Tên quá ngắn thì không đủ để phân biệt giữa người nọ với người kia. Tên quá xấu thì đứa trẻ khi lớn lên rất dễ mặc cảm bởi cái tên đại diện cho hình ảnh con người. Khi chưa gặp người, chỉ đọc cái tên trên giấy tờ, hồ sơ mà thấy cái tên quá xấu thì chủ nhân của nó sẽ có cảm giác mặc cảm, tự ti, nhiều khi họ cảm thấy giá trị con người bị hạ thấp.

Rồi với những cái tên chưa được “Việt hóa”, đọc lên người ta không biết đó là tên tiếng Anh hay tiếng dân tộc… Rõ ràng là người Việt mà lại có tên tiếng Anh, tiếng Hàn thì không phù hợp với văn hóa chung của ta.

“Theo tôi, sống ở xã hội nào chúng ta nên tuân theo chuẩn mực của xã hội đó và mọi người nên có cái nhìn cởi mở về việc này”, giảng viên này khẳng định.

Quốc hội không rảnh để bàn chuyện đó!

Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên cán bộ giảng dạy Khoa Ngôn ngữ học (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội), nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nêu quan điểm, đặt tên con như thế nào là quyền của các bậc phụ huynh, sao lại đề xuất quy định như thế?

“Tôi nghĩ Quốc hội cũng chẳng rảnh rỗi để làm những việc như vậy. Nếu đó là chuyện ích nước, lợi dân thì còn đáng để đem ra bàn chứ chuyện đặt tên cho con thuộc quyền cá nhân, tôi nghĩ chẳng cần thiết phải ra quy định.

Tôi chẳng thấy những cái tên dài, phức tạp hay xấu gây ảnh hưởng gì tới việc quản lý nhân hộ khẩu cả. Đến người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam chúng ta còn quản lý được thì ba cái chuyện đó có nhằm nhò gì đâu?”, ông Thuyết nói.

Cũng theo ông Thuyết, không thể lấy lý do “cho dễ/tiện quản lý” để bắt người ta phải đặt tên thế nọ, thế kia. Có rất nhiều cách để giải quyết, chẳng hạn, nếu tên dài quá, khi làm giấy tờ chúng ta có thể in cỡ chữ nhỏ hoặc viết tắt phần tên đệm.



Powered By WizardRSS.com | Full Text RSS Feed | Amazon Wordpress | rfid blocking wallet sleeves

Tags: bạn đang không dễ xấu đạt xuất Thời Sự tên

Tin đọc nhiều nhất