15/11/2014 09:09

Có hay không chuyện sản phụ bị cắt tử cung mà không biết?

Cụ thể, kết quả siêu âm tại Phòng khám đa khoa Medic Huế ngày 31/10 cho thấy: “Tử cung: đã cắt, ở mõm cắt có khối máu tụ dày 100x50mm; hố chậu trái có khối máu tụ dày 124x70mm”. Từ ngày phải nằm điều trị tại BV Quốc tế Huế sau lần mổ thứ 2 và bị tụ máu trong người, mỗi ngày bệnh nhân Như nằm phòng dịch vụ tốn tiền cả 1 triệu bạc. Cho đến nay, nhà đã tốn kém gần 50 triệu đồng chi phí và lo âu sợ khối máu ở trong bụng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Theo đó, người nhà của sản phụ Như đã khiếu nại việc bác sĩ Bệnh viện Quốc tế Huế đã tắc trách khi phẫu thuật cho chị Như, dẫn đến việc phải phẫu thuật nhiều lần gây tốn kém tiền bạc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ đã tự cắt bỏ luôn tử cung nhưng không thông báo cho gia đình.

BV khẳng định người nhà phản ánh không đúng sự thật

Ngày 14/11, trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS. Nguyễn Duy Thăng, PGĐ BV Trung ương Huế cho hay, vừa có đơn gửi Bộ Y tế để báo cáo vụ việc trong cùng ngày. Theo đó, bệnh nhân Như vào viện sáng 18/10 với lý do: Thai lần thứ 3, 39 tuần tiền chuyển dạ/Vết mổ cũ 2 lần; Tiền sử: đã 2 lần mổ lấy thai và cả hai lần đều nhiễm trùng sau mổ. Phẫu thuật viên: BS CK II Bạch Cẩm An là bác sĩ Trưởng khoa, có trình độ chuyên môn cao nhất trong lĩnh vực sản phụ khoa của BV Trung ương Huế.

Trong báo cáo nêu, BS An đã giải thích cặn kẽ với sản phụ và gia đình về các nguy cơ có thể xảy ra trong lần sinh mổ thứ 3 này như: chảy máu, bế sản dịch nhiễm trùng, dính ruột, đờ tử cung… vì theo khuyến cáo của chuyên ngành sản khoa, sản phụ có vết mổ cũ muốn có thai lần 2 tối thiểu phải để trên 2 năm và chỉ nên mổ đẻ (chị Như mang thai lần thứ 3 và cách lần 2 chỉ hơn 1 năm). Gia đình, sản phụ đã hiểu và đồng ý mời Bác sĩ An trực tiếp mổ và đã ký cam kết phẫu thuật.

Bệnh nhân sau đó được tiến hành phẫu thuật qua gây tê tủy sống, trong quá trình mổ đánh giá tình trạng của bệnh nhân, Bác sĩ An đã khuyên bệnh nhân nên cắt tử cung để đề phòng các biến chứng nguy hiểm về sau, tuy nhiên bệnh nhân vẫn cương quyết giữ tử cung vì mong muốn của gia đình còn tiếp tục sinh thêm. Như vậy, việc phẫu thuật lại 2 lần là đã được tiên lượng.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật sinh cháu bé thành công, sản phụ xuất hiện đờ tử cung thứ phát, chảy máu và có biểu hiện rối loạn đông máu, nguy cơ tử vong, được hội chẩn toàn khoa và quyết định mổ cắt tử cung bán phần để giải quyết nguyên nhân.

“Trước khi phẫu thuật lại, bác sĩ An đã giải thích rõ cho bệnh nhân và chồng là phải cắt bỏ tử cung, nhưng lúc đầu bệnh nhân vẫn không chịu và yêu cầu được điều trị thuốc nam. Tuy nhiên, đây là vấn đề liên quan đến tính mạng bệnh nhân nên cuối cùng chồng bệnh nhân quyết định phẫu thuật theo giải thích của bác sĩ và đã ký giấy cam đoan phẫu thuật ngày 19/10. Vì vậy, việc gia đình phản ảnh với các cơ quan báo chí là không đúng sự thật.

Trong quá trình nằm viện, sản phụ và em bé được chăm sóc tận tình chu đáo, vấn đề này đã được sản phụ và gia đình ghi nhận lúc ra viện, do đó việc phản ảnh “tắc trách” trong quá trình chăm sóc và điều trị cũng không đúng sự thật. Tóm lại, thắc mắc của gia đình phản ánh là không đúng”, PGS.TS. Nguyễn Duy Thăng khẳng định.

Trao đổi thêm với BS CK II Bạch Cẩm An để rõ về ca bệnh, được biết trường hợp của chị Như là cực kỳ khó, rất ít khi gặp, 1.000 ca mới có 1 đến 2 ca và nguy cơ tử vong rất cao. “Chúng tôi đã rất cố gắng để sau khi sinh mổ cháu bé, thấy có biến chứng chảy máu thì tiếp tục phải quyết định để cắt tử cung là phương pháp cuối cùng cứu sống sản phụ. Chúng tôi đã có nói với người nhà, và họ đã đồng ý rồi nhưng không biết sao lại phản ánh với các báo là bị cắt tử cung mà không biết. Trong lúc nằm điều trị, tôi cũng có nói với người nhà đưa chị Như qua nằm ở khoa Sản của BV Trung ương Huế cho đỡ tốn chi phí nhưng họ không chịu.

Về hiện tượng máu đông đang còn trong người chị Như, thường 95% bệnh nhân bị máu vón cục sau khi cắt tử cung vài tháng thì máu sẽ tự thẩm thấu và hết tình trạng như trên. Còn nếu vẫn còn nhiều, thì chúng tôi sẽ theo dõi và cho nhập viện một thời gian sau để bệnh nhân bồi dưỡng nâng cao sức khỏe, thể trạng rồi tiến hành mổ, nhưng có thể mổ nội soi sẽ an toàn hơn mổ hở. Là người thầy thuốc ngành sản rất nhạy cảm, chúng tôi luôn hết sức hết lòng với người bệnh chứ không bao giờ tự tiện làm việc gì tổn hại đến tính mạng người bệnh và luôn phải tìm giải pháp tối ưu nhất để điều trị”, BS An cho biết.

Đại Dương



Powered By WizardRSS.com | Full Text RSS Feed | Amazon Wordpress | rfid blocking wallet sleeves
Cùng bạn chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình!

Tags: Tám Cùng Chị Em từ bị không phụ biết cắt cùng Chuyện sản

Tin đọc nhiều nhất